U mi mắt là những tăng sinh của mô trong mi mắt, có thể là u lành tính hoặc ác tính, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của mi mắt.
U THỂ MI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH, PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ?
U mi mắt là những tăng sinh của mô trong mi mắt, có thể là u lành tính hoặc ác tính, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của mi mắt.
1: Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra u mi mắt có thể là di truyền, nhiễm trùng, ánh nắng mặt trời kéo dài, tuổi tác, hoặc do các yếu tố khác gây kích thích tế bào mi mắt tăng sinh bất thường.
2: Phân loại
- U lành tính:
- U nhú: là sự phát triển của biểu mô có dạng nhiều thùy như bắp cải và mỗi thùy chứa một lõi mạch máu ở trung tâm. Nhiều tổn thương khác nhau ở mi mắt có thể phát triển thành u nhú như: mụn cơm, dày sừng quang hóa, dày sừng bã.
- U sừng gai: là u lành hoạt tính phát triển nhanh 6-8 tuần. u sừng gai là một khối nhô lên của da, lớn, gần như hình tròn, chưa một lõm rốn keratin ở trung tâm, không có loạn sản. Thường được điều trị bằng cách cắt bỏ.
- Dày sừng tăng tiết bã nhờn: là một loại u da rất thường gặp ở người lớn tuổi. U cso hình khuy áo nổi trên mặt da, bề mặt màu nâu nhạt, nhờn và có dạng mụn cơm nhỏ. Thường không có viêm trừ khi xảy ra kích thích cơ học hay chấn thương. Dễ bị nhầm với tổn thương tiền ác tính là dày sừng quang hóa.
- Dày sừng nhú lộn ngược: thường được xếp là một loại tăng sản giả u biểu mô, nhưng bản chất là một dạng dày sừng bã nhờn bị viêm và kích thích. Khối u thường có nhú, những chỗ dày sừng bị lõm vào từ bề mặt thường bắt nguồn từ nang lông.
- U nang dạng biểu bì, vùi biểu bì, bã nhờn: là những khối biểu bì, tròn, nhẵn bao gồm một vòng tế bào gai bao quanh các mảnh tế bào và keratin. U nang dạng bì dùng để chỉ u nang dạng biểu bì bên trong có chứa các cấu trúc phụ của da.
- Các tổn thương do nhiễm trùng: u mềm lây và mụn cơm là những tổn thương do nhiễm virut ở biểu bì. U mềm lây là những nốt nhẵn nổi lên, điển hình cso một lõm ở trung tâm, chúng nhỏ hơn và ít viêm hơn so với u sừng gai. Điều trị u mềm thường bằng cắt bỏ, nhưng u thường biến mất sau khi rạch hoặc nặn đơn giản hoặc cũng có thể điều trị bằng áp lạnh.
- U tiền ác tính:
-
- Dày sừng quang hóa (do tuổi già hoặc do mặt trời): khối u là tiền triệu của carcinoma tế bào gai. Dày sừng quang hóa là những tổn thương có tăng sừng hóa, dày lớp gai, di sản, xuất hiện ở những vùng da hở của người già phơi nắng quá nhiều trong thời gian dài.
- Khô da sắc tố: đây là bệnh di truyền lặn đặc trưng bằng tổn hại khả năng sửa chữa AND do ánh nắng gây ra. Vùng da hở xuất hiện những vùng tăng sắc tố, teo và giãn mao mạch trong khoảng 10 – 20 tuổi. Về sau xuất hiện nhiều khối u da, bao gồm carcinoma tế bào gai, tế bào đáy và u hắc tố.
- U ác tính:
-
- Carcinoma tế bào đáy: là u ác tính thường gặp nhất của mi mắt. vùng quanh hốc mắt là vị trí thường gặp nhất của u này. Khối u bắt đầu bằng một vết loét nhỏ, cứng, bờ loét thường nối cao, tăng sừng hóa. U phát triển rất chậm nhưng sau nhiều năm có thể đạt kích thước rất lớn.
- Carcinoma tế bào gai: chiếm 5% tổng số u ác tính ở mi mắt, có liên quan đến sự tiếp xúc lâu dài với ánh nắng. Carcinoma tế bào gai thường gặp ở mi trên, phát triền chậm, nằm tại chỗ trong thời gian dài, nhưng cuối cùng có thể di căn tới hạch lympho khu vực hoặc những vị trí và nội tạng ở xa.
- U từ các tuyến và phần phụ cận:
-
- Các u lành và carcinoma tuyến bã: tăng sản và u tuyến bã thường xảy ra ở tuyến Meibomius nhưng ít phổ biến. Carcinoma tuyến bã thường gặp hơn và thường bị chẩn đoán nhầm là viêm mi – kết mạc mạn tính hoặc chắp tái phát.
- Các u lành và Carcinoma của tuyến mồ hôi: u lành tính cảu tuyến mồ hôi của mi mắt bao gồm tuyến Moll khá phổ biến và được phân loại theo mô bệnh học và mức độ biệt hóa. Trong khi đó Carcinoma tuyến mồ hôi rất hiếm gặp, chúng có thể có nguồn gốc tuyến ngoại tiết hoặc bán hủy.
- Các u của nang lông: là u lành tính xuất phát từ các tế bào nang lông của biểu bì. Đó là tổn thương dạng nốt, nhẵn, cso nhiều nang keratin bao quanh bởi những tế bào đáy nằm bên trong chân bì.
- U nguồn gốc ngoại bì và thần kinh:
-
- Vết tàn nhang: là chấm nhỏ, dẹt, màu nâu ở trên da, do tăng sắc tố ở lớp đáy biểu bì.
- Nốt ruồi: là những khối giả u bẩm sinh bao gồm những ổ hắc tố bào đã bị biến đổi. Nốt ruồi thường có sắc tố nhạt, hoặc k rõ o trẻ nhỏ nhưng khi tuổi cao lên nốt ruồi di chuyển xuống chân bì đồng thời kém hoạt động hơn.
- U hắc tố: u hắc tố nguyên phát của mi mắt hiếm gặp hơn u hắc tố của da ở những vị trí khác. U hắc tố có thể phát sinh từ nốt ruồi ranh giới hoặc nốt ruồi hỗn hợp vốn có, nhưng hiếm khi sinh ra từ nốt ruồi chân bì. Sự phát triển của khối u cũng có thể nhanh đến mức che khuất nốt ruồi bên dưới.
- Nốt ruồi son ác tính: thường thấy trên mặt những bệnh nhân lớn tuổi và có thể liên quan tới sự phơi nắng. tổn thương tiền ác tính này có mức độ sắc tố khác nhau, bờ không đều, lan rộng và thoái triển theo từng đợt
- U xơ thần kinh: u xơ thần kinh của mi là một bệnh di truyền trội đặc điểm quan trọng là có nhiều khối u da làm mi to ra và biến dạng nhiều.
- U bao Schwann: là u bao thần kinh lành tính, đơn độc, ít gặp, thường có vỏ bao bọc. Chúng thường phát sinh từ hốc mắt nhưng có thể xảy ra ở da, kể cả mi mắt.
- U mạch:
-
- U mạch mao mạch: loại u mi mắt này xuất hiện ngay từ khi sinh ra, lành tính. Chúng to ra trong 18 tháng đầu sau đó thoái triển trong vóng 5-8 năm. Có thể điều trị bằng tiêm Corticoid vào trong tổn thương.
- U mạch hang: gồm những mạch máu rãn to, ít có khả năng tự thoái triển. U này hiện nay được điều trị abừng laser argon cho kết quả tốt.
- U tế bào nội mạc và u tế bào ngoại mạc: Đây là tăng sinh lành tính của các tế bào nội mạc, ngoại mạc mạch máu. Có khả năng chuyển thành ác tính nhưng hiếm.
- U bạch mạch: chủ yếu xuất hiện ở hốc mắt nhưng cũng có thể ở mi mắt.
- U hạt ác tính (Sarcoma Kaposi): u bao gồm nhiều mao mạch tăng sinh, tế bào nội mạc, tế bào dạng nguyên bào sợi không điển hình. Thường gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh ưa chảy máu, lây qua đường tình dục.
- U vàng:
-
- Ban vàng: là u mô bào, lành tính biểu hiện bằng một mảng màu vàng ngay dưới biểu bì. Thường gặp ở nữ giới, nhiều nhất ở vùng góc trong mi trên và mi dưới. Không có viêm. Điều trị bằng laser hay cắt bỏ.
- U vàng xơ: tương tự như ban vàng nhưng trong tổ chức chứa nhiều mô xơ, thường có viêm và ít biến đồi ác tính.
- Bệnh mô bào huyết: rất hiếm, biểu hiện bằng những ổ tổn thương nhỏ tương tự u hạt vàng ở người trẻ.
- U hạt vàng ở người trẻ: khối u lành tính, xảy ra ở trẻ em. U gồm nhiều tổn thương ở các vùng khác nhau của da, có thể xảy ra ở mống mắt và hốc mắt. U tròn, nhẵn, màu da cam. U hạt vàng ở người trẻ có thể tự tiêu.
- Các tổn thương viêm:
-
- là những nốt viêm mủ cấp tính của mi mắt. Thường do nhiễm tụ cầu vàng. Điều trị bằng kháng sinh, chườm ấm, đôi khi phải trích dẫn lưu.
- Chắp: u hạt mạn tính xuất phát từ tuyến Zeis hoặc tuyến Meibomius bị bít tắc. Tổn thương có thể tiêu đi sau nhiều ngày, nhiều tháng để lại phần mô sẹo nhỏ.
- U hạt sinh mủ: là khối gồ lên đỏ như thịt bò, có cuống, có thể xuất phát từ da hoặc niêm mạc, bao gồm kết mạc, tiết tố mủ hoặc nhày mủ. Mô hạt có thể được cắt bỏ, có thể tự mất đi do tróc đột ngột hoặc thu nhỏ dần. Có thể dùng Corticoid tiêm hoặc tra tại chỗ.
- Bệnh Sarcoit: xảy ra ở mi mắt, kết mạc và mô nội nhãn. Là u hạt riêng rẽ, không sinh bã đậu.
3: Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết u mi mắt thường bao gồm các khối u, tổn thương da, biến dạng mi mắt, thay đổi màu sắc và kết cấu của da.
4: Triệu chứng
Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào loại u nhưng có thể bao gồm sưng đau, mẩn đỏ, rát, chảy nước mắt, thay đổi trong tầm nhìn và khó chịu.
5: Điều trị
- Cắt bỏ khối u
- Chiếu tia
- Hóa trị
- Áp lạnh
- Thuốc kháng sinh (trong trường hợp nhiễm trùng)
6: Biến chứng
Biến chứng của u mi mắt có thể gây ra sự lan rộng, di căn, tổn thương vĩnh viễn của mi mắt, hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
7: Phòng tránh
Phòng tránh u mi mắt bao gồm bảo vệ da, sử dụng kem chống nắng, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.