Google được thành lập vào năm 1998, đến nay Google đã trở thành công cụ tìm kiếm số 1 thế giới. Theo thống kê, trong năm 2023, Google có 8.5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Google không chỉ giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách có chọn lọc mà đây còn là một nền tảng quảng cáo dẫn đầu với nguồn tài nguyên không giới hạn. Đó là lý do vì sao, Google Marketing lại trở nên phổ biến và là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.
Vậy, cụ thể, Google đã cung cấp những công cụ gì giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng vào Marketing một cách hiệu quả? Hãy cùng DigiMedical tổng quan các tính năng tuyệt vời của Google để có một chiến lược Marketing tối ưu cho doanh nghiệp.
Dịch vụ quảng cáo Google
1. Google Marketing là gì?
Google Marketing chính là tập hợp các phương pháp, công cụ có trên nền tảng của Google giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng.
Với số lượng người người sử dụng Google tìm kiếm thông tin hàng ngày, Google Marketing đã trở thành một công cụ Marketing quan trọng và không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.
2. Các công cụ Marketing trên Google
Để đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu, bạn có thể sử dụng các công cụ mà Google cung cấp để triển khai hoạt động truyền thông Marketing. Các hoạt động chia sẻ ở bài viết này sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực y tế, bao gồm:
Google My Business (Google doanh nghiệp)
Công cụ Google doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp quản lý sự hiện diện của mình trên các công cụ tìm kiếm (bao gồm Google tìm kiếm và Google Maps). Google doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hiển thị thông tin đầy đủ và trực quan với người dùng.
Các phòng khám/bệnh viện có thể sử dụng Google my business để cập nhập các thông tin: Địa điểm vị trí hoạt động trên bản đồ, giờ hoạt động, thông tin liên hệ, hình ảnh, đánh giá từ khách hàng, nhắn tin trực tiếp, đặt hẹn, hỏi đáp, cập nhật thông tin ưu đãi – sự kiện thu hút khách …
Google Keyword Planner
Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nghiên cứu và phân tích các từ khóa thích hợp để sử dụng. Công cụ Google Keyword Planner phục vụ cho mục đích SEO organic website và hỗ trợ từ khoá để lập kế hoạch quảng cáo trên Google.
Google Ads (Quảng cáo Google)
Google Ads cung cấp cho doanh nghiệp nhiều phương thức để tiếp cận khách hàng tiềm năng, tối đa hoá hiệu suất và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Các loại chiến dịch quảng cáo Google cung cấp phù hợp với phòng khám/bệnh viện:
- Quảng cáo Google tìm kiếm: Quảng cáo dạng văn bản trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Quảng cáo hiển thị cho những khách hàng chủ động tìm kiếm về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến dịch phù hợp với mục tiêu: tăng doanh số bán hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng lưu lượng truy cập vào trang web.
- Quảng cáo Google hiển thị: Quảng cáo dạng hình ảnh trên Mạng hiển thị của Google. Quảng cáo hiển thị còn gọi là Google Display Network hay còn gọi là Google GDN. Quảng cáo có khả năng tiếp cận mạnh mẽ đa nền tảng giúp tiếp cận mọi người kể cả khi họ đang xem video, đọc tin tức hay tìm kiếm thông tin trên website
- Quảng cáo youtube (video): Quảng cáo dạng video trên Youtube, loại quảng cáo này giúp cho phép bạn hiển thị quảng cáo dạng video trên Youtube, và các trang web khác. Chiến dịch quảng cáo video giúp tăng số lượt chuyển hoặc thu hút mọi người ghé thăm trang web của doanh nghiệp.
- Quảng cáo Google Maps: Chiến dịch quảng cáo giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin cần thiết của doanh nghiệp. Mục tiêu nhắm đến của quảng cáo là các khách hàng nằm trong bán kính xung quanh doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy khách hàng ra quyết định sử dụng dịch vụ, nhấp vào nút gọi hoặc nút chỉ đường tới doanh nghiệp.
- Quảng cáo bám đuổi (Google Remarketing): Quảng cáo bám đuổi là hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép các site hiển thị quảng cáo hướng đối tượng tới những người dùng đã từng ghé thăm các site đó. Bằng cách này, thương hiệu sẽ giúp cho người dùng khắc sâu trong tâm trí khách hàng nhiều lần và thôi thúc hành động mua hàng.
- Bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quá trình quảng cáo và tiếp thị trực tuyến (Google Marketing Platform): Bộ công cụ này tập trung kết hợp và tối ưu hoá chiến lược Marketing trên nhiều kênh để đạt được hiệu suất cao nhất. Bộ công cụ cung cấp từ phân tích dữ liệu, triển khai quảng cáo và tối ưu hoá chiến lược.
Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ SEO miễn phí của Google. Công cụ này giúp tạo ra các bảng thống kê chi tiết về lưu lượng truy cập trang web của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp nắm rõ hiểu cách mọi người đang tìm kiếm thông tin nội dung trên trang web. Từ đó, bạn có thể đo lường, theo dõi và cải thiện chất lượng website nhờ vào các dữ liệu mà Google Analytics cung cấp.
3. Tại sao doanh nghiệp nên triển khai Google Marketing
Với sự phổ biến của internet hiện nay, Google Marketing chính là một công cụ hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Sau đây là những lý do mà doanh nghiệp nên đầu tư vào Google Marketing, cụ thể:
Chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Từ những năm 2000, với sự bùng nổ của Internet, hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi rõ ràng. Cụ thể, trước kia, truyền thông sản phẩm/dịch vụ thường dựa vào hình thức truyền miệng, thông qua các mối quan hệ hoặc quảng cáo báo chí, truyền hình. Giờ đây, khách hàng sẽ chủ động tìm kiếm thông tin sản phẩm/dịch vụ qua internet trước khi quyết định mua hàng.
Do đó, nếu doanh nghiệp đầu tư vào Google marketing điển hình là các chiến lược SEO, quảng cáo Google Ads thì sẽ có cơ hội tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng. Đây là một bước đi vững bền, đúng đắn giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Tăng độ nhận diện thương hiệu trên internet
Trong thời đại công nghệ, hành vi của người tiêu dùng là tìm kiếm thông tin trên các phương tiện internet, họ sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp và so sánh các thương hiệu cùng phân khúc để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu như doanh nghiệp của bạn luôn xuất hiện trong top 1 tìm kiếm của Google thì sẽ giúp hình ảnh của doanh nghiệp luôn xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng để từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu.
Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp
Một chiến lược Google Marketing thành công không chỉ giúp bạn xuất hiện top 1 tìm kiếm mà nó còn mang lại uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp. Vì theo suy nghĩ của người dùng, những đơn vị có kết quả xuất hiện đầu tiên luôn tạo được sự uy tín nhất định.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có trang web vị trí ở top đầu trang tìm kiếm thông tin thôi là chưa đủ. Bạn cũng cần sở hữu một trang web cung cấp đầy đủ thông tin liên quan như giới thiệu, liên hệ, sản phẩm/dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, website đó còn phải cung cấp các nội dung hữu ích và được trình bày chuyên nghiệp giúp khách hàng có sự tin tưởng nhất định khi truy cập vào website của doanh nghiệp.
Xây dựng nền tảng marketing bền vững
Tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra đã cho chúng ta thấy rằng việc thúc đẩy marketing online, điển hình là Google Marketing là vấn đề cực kỳ cần thiết. Đồng thời, một thống kê cho thấy, khi tình hình dịch bệnh diễn ra, có rất nhiều khách hàng có hành vi tìm kiếm thông tin sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng Google. Đặc biệt, website là một kho tàng nội dung mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng và phát triển.
Điều này cho thấy, ở bất kỳ giai đoạn nào, doanh nghiệp cũng cần tập trung và marketing đẩy mạnh mảng Google. Công cụ sẽ giúp bạn xây dựng được nền tảng marketing bền vững, ít chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố khách hàng.
Các dịch vụ Google Marketing hiện nay
Phương án triển khai Google Marketing cho doanh nghiệp
4. 9 bước chuẩn bị cho chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả
Doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn để bắt đầu thiết lập một chiến dịch quảng cáo trên Google. Cụ thể:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Chọn mục tiêu cho chiến dịch. Gợi ý một số mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào việc đạt được kết quả.
- Sales: Tăng doanh số bán hàng
- Leads: Khuyến khích khách hàng tiềm năng để lại thông tin liên hệ để nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ
- Website traffic: Thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào website
- Product and brand consideration: Thu hút người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nhằm khuyến khích họ cân nhắc khi có nhu cầu
- Brand awareness and reach: Tăng nhận biết của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu
- Local store visites and promotions: Thúc đẩy lượt ghé thăm doanh nghiệp.
Bước 2: Chọn loại chiến dịch phù hợp với mục tiêu
Sau khi đã có mục tiêu, bạn sẽ thấy danh sách các loại chiến dịch đề xuất mà bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu đó. Loại chiến dịch bạn chọn sẽ xác định vị trí quảng cáo xuất hiện và hình thức hiển thị của quảng cáo đó.
- Chiến dịch tìm kiếm
- Chiến dịch hiển thị
- Chiến dịch video
- Chiến dịch địa phương
Sau đó chọn cách thức bạn muốn đạt được mục tiêu: Lượt truy cập trang web, cuộc gọi điện thoại, lượt ghé thăm doanh nghiệp thực tế,…
Bước 3: Đặt tên chiến dịch
Khi đặt tên chiến dịch, thay vì sử dụng Tên chiến dịch mặc định, bạn nên đặt tên theo một cấu trúc nhất. Ví dụ: Mục tiêu-Loại chiến dịch-Tên sản phẩm/dịch vụ-Ngày tạo. Việc đặt tên theo cấu trúc sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý quảng cáo sau này.
Bước 4: Chọn chiến lược giá thầu hàng ngày
Google cho phép người dùng đặt giá thầu theo phương thức thủ công và tự động. Trong đó, có hai phương thức đặt giá thầu phổ biến:
- Tối đa hoá lượt nhấp chuột (clicks): Khi lựa chọn chiến lược giá thầu tự động, bạn chỉ cần đặt ngân sách trung bình mỗi ngày, hệ thống Google sẽ tự động tối ưu giá thầu để mang lại cho quảng cáo của bạn nhiều lượt click chuột nhất với ngân sách bỏ ra.
- Đặt giá thầu thủ công: Cho phép bạn chủ động quản lý giá thầu CPC tối đa của quảng cáo. Bạn có thể đặt các giá thầu khác nhau cho mỗi nhóm quảng cáo trong chiến dịch của mình hay cho các từ khóa hoặc vị trí riêng lẻ. Nếu thấy một từ khóa hoặc vị trí nhất định mang lại lợi nhuận hơn, bạn có thể sử dụng tùy chọn đặt giá thầu thủ công để phân bổ.
Bước 5: Thiết lập chiến dịch
Để tiếp cận người dùng phù hợp, bạn hãy bắt đầu xác định các chế độ cài đặt chính cho chiến dịch bao gồm: Mạng hiển thị, vị trí, ngôn ngữ, phân khúc đối tượng và từ khoá mở rộng.
Thiết lập chiến dịch giúp bạn xác định mục tiêu tiếp cận theo đối tượng rộng hoặc hẹp cho quảng cáo của bạn. Việc này giúp bạn tiếp cận đúng các nhóm khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà không gây lãng phí ngân sách.
Bước 6: Thêm phần mở rộng vào quảng cáo
Đối với các chiến dịch Tìm kiếm, Video, bạn có thể thêm những thông tin khác vào quảng cáo của mình. Bạn có thể thêm thông tin như đường liên kết khác đến trang web, thông tin đường đi hoặc số điện thoại.
Lưu ý: Phần mở rộng này sẽ cho người dùng nhiều lý do hơn để chọn doanh nghiệp của bạn và thường giúp tỷ lệ nhấp của một quảng cáo tăng thêm.
Bước 7: Tạo nhóm quảng cáo
Nhóm quảng cáo sẽ giúp bạn sắp xếp quảng cáo của mình theo một chủ đề chung. Để thu được kết quả tốt nhất, hãy tập trung quảng cáo và từ khoá của bạn vào một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bước 8: Đặt ngân sách
Lựa chọn mức chi tiêu trung bình hằng ngày mà bạn mong muốn. Bạn nên đặt ngân sách trung bình hằng ngày để kiểm soát số tiền mà bạn chi tiêu với chiến lược đặt giá thầu quảng cáo của mình. Bạn có thể thay đổi ngân sách trung bình hằng ngày bất cứ lúc nào.
Bước 9: Theo dõi lượt chuyển đổi
Sau khi thiết lập quảng cáo, bạn có thể theo dõi lượt chuyển đổi giúp bạn theo dõi những hành động mà bạn muốn khách hàng thực hiện trên trang web. Các lượt chuyển đổi có thể giúp bạn dễ dàng đánh giá mục tiêu hiệu quả của quảng cáo, phương pháp nhắm mục tiêu cũng như chiến dịch tổng thể của mình. Các chỉ số mà bạn cần phải theo dõi đó là: số lượt chuyển đổi, tỷ lệ nhấp, số lượt nhấp, số lượt hiển thị,…
5. Hướng dẫn cách để trang web của doanh nghiệp xuất hiện trên trang tìm kiếm Google
Google ngày càng phổ biến được nhiều người sử dụng để tìm kiếm thông tin. Nếu website của bạn xuất hiện trên trang đầu của Google thì đây là cơ hội để tăng nhận diện thương hiệu và cải thiện doanh thu. DigiMedical hướng dẫn bạn 10 cách để cải thiện website để hiển thị ngay trên top Google.
- Viết nội dung có giá trị, cung cấp thông tin hữu ích đến người dùng. Nội dung sẽ có 2 loại: Đó là nội dung sản phẩm/dịch vụ và nội dung chia sẻ kiến thức.
- Index website trên Google: Quá trình Google thu thập dữ liệu các website sau đó cho hiển thị chúng trên trang kết quả tìm kiếm Google.
- Chia sẻ các nội dung hay trên website lên mạng xã hội mà khách hàng tiềm năng của bạn đang tập trung tại đó.
- Tối ưu nội dung, hình ảnh, tốc độ tải web, code để được Google đánh giá cao và giúp tăng trải nghiệm của khách hàng.
- Đưa thông tin của doanh nghiệp lên Google Maps: Đăng ký thông tin lên Google Map và Google My Business giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng địa phương một cách nhanh chóng nhất.
- Chạy quảng cáo Google Ads: Chạy quảng cáo Ads với nhiều phương thức như quảng cáo tìm kiếm hoặc quảng cáo hiển thị.
- Seo Website: Tăng sự hiện diện và cải thiện sự có mặt trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Cách đưa trang web lên top đầu tốn khá nhiều công sức và thời gian nhưng bù lại hiệu quả lại ổn định, bền vững.
- Sử dụng backlink chất lượng để cải thiện thứ hạng website: Sử dụng các liên kết chất lượng để cải thiện thứ hạng từ khoá SEO. Backlink chất lượng sẽ giúp Google đánh giá cao website và tăng tính thẩm quyền cho trang web.
- Phân tích từ khoá và lựa chọn đúng từ khóa để tiếp cận khách hàng tiềm năng, phân tích từ khoá để làm SEO và chạy Google Ads. Với Google Ads, từ khóa phải phù hợp với hành vi mua và dễ dàng hiển thị trên trang đầu tìm kiếm. Với SEO, việc từ khóa nằm trong top 10 tự nhiên lại không hề đơn giản, nó phụ thuộc vào sự cạnh tranh của từ khoá.
6. Đưa doanh nghiệp của bạn vượt hàng ngàn đối thủ bằng dịch vụ Google Marketing
Google Marketing rất phù hợp với mọi loại doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực y tế. Việc thực hiện chiến dịch Google Marketing cho phòng khám/bệnh viện sẽ giúp các cơ sở để khẳng định uy tín của mình trên thị trường chăm sóc sức khỏe.
Đến với Digimedical, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ Google Marketing giúp bạn tối đa hóa lượng khách hàng tiềm năng và số lượt chuyển đổi, tăng doanh số trực tuyến, thúc đẩy người dùng ghé thăm phòng khám/bệnh viện, giới thiệu thương hiệu của bạn đến nhiều người hơn.
Với kinh nghiệm thực chiến trên thị trường, Quý phòng khám/bệnh viện sẽ nhận được sự tư vấn chiến lược trên nền tảng Google từ Ông Nguyễn Xuân Trường – Giám đốc Digimedical. Ông Nguyễn Xuân Trường đã có kinh nghiệm 07 năm trong lĩnh vực Marketing cho ngành y tế sẽ đưa ra chiến lược phù hợp để triển khai chiến dịch Marketing cho phòng khám/bệnh viện một cách hiệu quả.
7. Kết luận
Có thể khẳng định, Google Marketing là giải pháp vô cùng hoàn hảo mà mọi phòng khám/bệnh viện cần đầu tư và phát triển nghiêm túc. Công cụ này sẽ đem đến rất nhiều hiệu quả trực tiếp từ việc tạo độ nhận diện thương hiệu, xây dựng uy tín và chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Mọi thông tin phản hồi xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Digi Medical
- Hotline: 0926.783.668
- Email: info@digimedical.vn
- Website: https://marketingyte.net/
- Fanpage: https://www.facebook.com/digimedical.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@digimedicalvn
Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao và luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong mọi hoạt động.