Chắp và Lẹo

Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mí mắt, gây khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

CHẮP VÀ LẸO: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1: Lẹo mắt 

a. Định nghĩa

Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm  khuẩn sinh mủ hoặc áp xe.

Hầu hết lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn hay nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc  Moll. 

b. Nguyên nhân

Lẹo hình thành từ sụn nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên gây cảm giác đau, khó chịu. Ngoài ra, lẹo còn được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có, hay trong các ống tuyến nhờn đã bị nhiễm trùng.

c. Triệu chứng 

  • Khi lẹo mới mọc, mi mắt hơi sưng, đỏ, kèm theo ngứa và đau.
  • Chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo, kèm theo chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt.
  •  Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi mắt, đính chặt vào da mi. Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ ngưng mủ và mỡ.

d. Các dạng lẹo

Lẹo do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể thấy được lẹo.

Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Đa lẹo: có nhiều đầu lẹo trên một mi hay mi, thậm chí cỏ cả 2 mắt

2: Chắp mắt

a. Định nghĩa

Chắp mắt là do tắc nghẽn tuyến nhày của mi mắt, biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường xa bờ mi hơn so với lẹo

Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi bác sĩ có thể nhìn thất được chắp.

b. Nguyên nhân

Chắp hình thành do tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên có thể không gây đau.  Ngoài ra, chắp cũng có thể có tình trạng nhiễm trùng thứ phát.

c. Triệu chứng

– Sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. 

– Chắp xẹp xuống chỉ còn khối u tròn không đau sau vài ngày. Chắp lớn dần trên mi mắt thành một khối u màu đỏ trên mi mắt hoặc xám dưới kết mạc mi., 

3: Cách phân biệt chắp và lẹo mắt

  • Lẹo Mắt: Khi lẹo mới hình thành, mi mắt sẽ sưng nhẹ, đỏ và có ngứa và đau. Sau đó, vùng đau sẽ phình lên thành một khối cứng như hạt gạo. Lẹo thường nằm gần bờ mi và dính chặt vào da mi. Sau 3-4 ngày, lẹo có thể mưng mủ và vỡ. Có thể tái phát và ảnh hưởng tới cả hai mắt.
  • Chắp Mắt: Chắp mắt do tắc nghẽn ống tuyến dầu của mi mắt, biểu hiện là một khối nhỏ sưng đỏ, thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo.

4: Điều trị Chắp và Lẹo Mắt

– Điều trị bao gồm sử dụng kháng sinh uống để giảm mủ ở giai đoạn đầu, kết hợp rửa mắt và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
– Chườm nóng có thể giảm đau ở các tổn thương ban đầu.
– Đối với các lẹo lớn hoặc dai dẳng, có thể sử dụng corticoid hoặc chích lẹo để giảm viêm.
– Luôn rửa tay sạch trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt và không tái sử dụng các loại thuốc đã qua sử dụng.

5: Phòng ngừa Chắp và Lẹo Mắt

  • Không chà mắt hoặc đưa tay vào mắt để tránh gây kích ứng và lây nhiễm.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài và khi làm việc trong môi trường bụi bẩn.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi chăm sóc người bị lẹo mắt.
  • Đối với phụ nữ sử dụng trang điểm, cần sử dụng các sản phẩm làm sạch mắt thật sạch và thay mascara định kỳ để tránh phát triển vi khuẩn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Để lại một bình luận