Khi triển khai marketing bệnh viện online chúng ta cần phải xây dựng một chiến lược tổng thể, đồng thời chiến dịch marketing bệnh viện cần phải được kết hợp với nhiều công cụ cùng kênh khác nhau, từ đó xây dựng uy tín cho bệnh viện cũng như tiếp cận khách hàng/người bệnh tiềm năng hiệu quả hơn. Dưới đây là các bước tạo chiến dịch marketing bệnh viện online có thể thu được hiệu quả cao mà các bệnh viện – phòng khám có thể tìm hiểu.
Có thể bạn muốn biết:
7 bước cần làm để lập ngân sách quảng cáo phòng khám trên facebook
Các sai lầm cần tránh khi chạy quảng cáo bệnh viện trên Google Ads
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch marketing bệnh viện online
Xác định mục tiêu chiến dịch marketing bệnh viện online chính là nền tảng khởi đầu mang lại thành công cho các chiến dịch marketing bệnh viện. Mục tiêu của chiến dịch được xem như là kim chỉ nam định hướng cho chiến dịch marketing cũng như cách đo lường chiến dịch có thành công hay không.
Do vậy, khi làm marketing bệnh viện online chúng ta cần phải xác định mục tiêu của chiến dịch là gì? Mục tiêu có thể gia tăng lưu lượng truy cập website bệnh viện hoặc nâng cao nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện sự tương tác với khách hàng. Việc xác định đúng mục tiêu để chạy chiến dịch marketing bệnh viện theo đúng mục tiêu sẽ mang lại hiệu quả cao và tạo ra nhiều doanh số hơn.
Trong đó mục tiêu của chiến dịch marketing bệnh viện cần phải cụ thể, có thể đo lường được và có thể đạt được, có giới hạn thời gian cụ thể. Ba phương pháp bệnh viện có thể sử dụng để nghiên cứu đối tượng mục tiêu của mình – công cụ phân tích, khảo sát và phân tích phương tiện truyền thông xã hội.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu thị trường y tế
Sau khi đã có mục tiêu marketing bệnh viện, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu thị trường y tế, tập trung nhiều vào xu hướng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ hiện tại là gì cùng với hành vi của khách hàng. Xu hướng thị trường ngành y vô cùng quan trọng bởi việc xác định đúng xu hướng sẽ giúp bệnh viện đi trước các cơ sở y tế khác, xác định cơ hội đổi mới, từ đó dự đoán sự thay đổi cùng như điều chỉnh chiến lược marketing bệnh viện sao cho phù hợp.
Khi nghiên cứu thị trường chúng ta có thể tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích SWOT, tìm hiểu các xu hướng của Google cùng với tận dụng công cụ Semrush để nghiên cứu thị trường.
Bước 3: Phát triển chiến lược nội dung marketing bệnh viện
Khi triển khai marketing bệnh viện online, chúng ta cần xây dựng chiến lược nội dung chất lượng. Một chiến lược nội dung được lên kế hoạch tốt sẽ đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả. Nhất là trong ngành y càng cần chú trọng những nội dung chất lượng và hấp dẫn, có tính hữu ích cao được xây dựng, bao gồm các bài đăng blog, video, hình ảnh, Podcast,… Đồng thời nội dung phải kết hợp với hình ảnh hấp dẫn, thể hiện thu hút để đảm bảo thu hút sự chú ý của khách hàng/người bệnh tiềm năng.
Bước 4: Chọn kênh marketing phù hợp cho bệnh viện
Một lý do khác giải thích tại sao việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu trước tiên lại quan trọng là vì nó sẽ cho bạn biết khách hàng tiềm năng của bệnh viện dành phần lớn thời gian ở đâu. Điều này sẽ giúp bệnh viện lựa chọn được kênh marketing phù hợp nhất cho bệnh viện. Chẳng hạn khách hàng mục tiêu mà bệnh viện đang nhắm tới là người dùng độ tuổi 20-45 thì các phương tiện truyền thông xã hội như facebook, zalo,website … sẽ dễ dàng tối ưu hoá được công cụ tìm kiếm tốt hơn.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần cân nhắc mục tiêu chiến dịch marketing bệnh viện online. Ví dụ, nếu mục tiêu là tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội, thì mục tiêu đó hầu như luôn liên quan đến việc đăng bài trên mạng xã hội. Nếu mục tiêu là thu hút nhiều lưu lượng truy cập trang web hữu cơ hơn, thì tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ là một trong những kênh kỹ thuật số. Ngoài việc thu hút nhiều đối tượng khác nhau, mỗi kênh cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
- Trong đó các chiến dịch marketing trên mạng xã hội thường tiết kiệm chi phí, tương tác và có phạm vi tiếp cận rộng. Tuy nhiên, việc quản lý các tài khoản truyền thông xã hội khác nhau rất tốn thời gian. Các bình luận hoặc đánh giá tiêu cực và các thay đổi thường xuyên trong thuật toán cũng có thể khiến khả năng hiển thị và danh tiếng của bệnh viện gặp rủi ro.
- Marketing bệnh viện online trên kênh Email thì có khả năng tự động hóa có thể giúp bệnh viện tiết kiệm thời gian, nhưng lại mất nhiều thời gian để xây dựng danh sách người đăng ký tương tác, giúp mục tiêu tập trung vào tăng trưởng dài hạn tốt hơn.
- Bệnh viện cũng có thể triển khai marketing qua việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhờ SEO, qua đó thu hút khách hàng trong khu vực lân cận của bệnh viện. Tuy nhiên, giống như phương tiện truyền thông xã hội, bệnh viện phải tuân theo các thay đổi thuật toán.
- Chúng ta cũng có thể triển khai marketing bệnh viện qua việc chạy quảng cáo. Với tiếp thị trả tiền cho mỗi lần nhấp, quảng cáo của bệnh viện có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu đang tìm kiếm các từ khóa cụ thể trên mạng xã hội và các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Bên cạnh việc tiếp cận đối tượng lớn, bạn có thể thúc đẩy kết quả nhanh chóng mà bạn có thể dễ dàng theo dõi. Tuy nhiên, có sự cạnh tranh cao đối với các từ khóa phổ biến, khiến kênh này trở nên đầy thách thức.
Bước 5: Thiết lập ngân sách cho từng chiến dịch marketing và phân bổ nguồn lực
Ngân sách chi tiết đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing bệnh viện online. Với ngân sách được hoạch định cụ thể thì có thể quản lý chi phí chiến dịch marketing, phân bổ nguồn lực marketing hiệu quả và tránh tình trạng chi tiêu quá mức.
Do vậy khi tạo chiến dịch marketing bệnh viện online, chúng ta cần phải thiết lập ngân sách cụ thể cho từng chiến dịch, từ đó phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp. Khi lập ngân sách marketing bệnh viện bạn cần phải đưa ra KPI của cả chiến dịch, thời gian chiến dịch marketing diễn ra cùng với những tài nguyên có sẵn của bệnh viện.
Bước 6: Đo lường kết quả chiến dịch marketing bệnh viện online
Khi chạy chiến dịch marketing bệnh viện online, chúng ta cần đo lường kết quả chiến dịch. Việc thường xuyên đo lường kết quả chiến dịch giúp bệnh viện có thể điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp, từ đó tối ưu hóa các chiến dịch marketing trong tương lai dựa trên dữ liệu và thay vì linh cảm.
Thêm vào đó, bằng cách đo lường hiệu quả chiến dịch marketing bệnh viện một cách thường xuyên, bệnh viện có thể theo dõi hiệu suất các chiến dịch marketing theo mốc thời gian để nâng cao hiệu quả marketing tối ưu nhất. Để thực hiện điều này, chúng ta sẽ cần quyết định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) nào bạn muốn sử dụng. Các số liệu hiệu suất thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một chiến dịch từ tỷ lệ chuyển đổi, Tỷ lệ nhấp chuột (CTR), Sự tham gia của người dùng, Lợi tức đầu tư, Tỷ lệ thoát, Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC), Chi phí cho mỗi lần mua lại (CPA), Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).
Để được tư vấn kỹ hơn về các giải pháp marketing bệnh viện online, bạn có thể liên hệ tới DIGIMEDICAL để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.
DIGIMEDICAL là đơn vị cung cấp giải pháp Truyền thông và Marketing cho Y tế, được thực hiện bởi những người làm Y tế giúp các phòng khám, bệnh viện tăng cường lan tỏa thương hiệu tới khách hàng, tạo sự kết hợp hài hòa giữa truyền thông thương hiệu, marketing bệnh viện – phòng khám.
GIẢI PHÁP TƯ VẤN VẬN HÀNH VÀ MARKETING Y TẾ TẠI DIGI MEDICAL CÓ:
- Tư vấn chiến lược phát triển thương hiệu và digital marketing cho phòng khám, hướng tới sự phát triển bền vững
- Triển khai truyền thông quảng cáo đa kênh như facebook, google, zalo, Youtube,…
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu hội đồng bác sĩ chuyên môn trên các nền tảng
- Quay dựng video tvc giới thiệu phòng khám, quảng cáo dịch vụ, video phỏng vấn khách hàng
- Thiết kế và đồng triển khai các trương trình offline cùng phòng khám như: thiết kế tờ rơi, băng rôn, cờ phướn, banner quảng cáo tại phòng khám, thu voice phát thanh.
- Setup phòng marketing inhouse tối giản, hiệu quả cho phòng khám hướng đến mục tiêu phòng khám chủ động được các chiến dịch truyền thông.
- Đào tạo nghiệp vụ marketing và chăm sóc khách hàng cho đội ngũ điều dưỡng, lễ tân
- Tư vấn xây dựng mô hình vận hành chuỗi phòng khám: Sơ đồ tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ, quy trình tiếp đón khám chữa bệnh và chăm sóc khách hàng