Nhiều thay đổi sinh lý và bệnh lý ở mắt có thể xảy ra trong thai kỳ. Những thay đổi sinh lý như nám da, thay đổi khúc xạ, khô mắt… hầu hết tự ổn định sau khi sinh. Ngoài ra, quá trình mang thai có thể đi kèm với các tình trạng bệnh lý như bệnh lý hắc võng mạc, tắc mạch mắt, tăng áp lực nội sọ vô căn, bệnh Graves và khối u tuyến yên.
BỆNH MẮT TRONG THỜI KỲ MANG THAI
Nhiều thay đổi sinh lý và bệnh lý ở mắt có thể xảy ra trong thai kỳ. Những thay đổi sinh lý như nám da, thay đổi khúc xạ, khô mắt… hầu hết tự ổn định sau khi sinh. Ngoài ra, quá trình mang thai có thể đi kèm với các tình trạng bệnh lý như bệnh lý hắc võng mạc, tắc mạch mắt, tăng áp lực nội sọ vô căn, bệnh Graves và khối u tuyến yên.
1: Bệnh võng mạc thai nghén
- Thường có biểu hiện hẹp khu trú tại các tiểu động mạch võng mạc, Gây phù võng mạc, xuất tiết và xuất huyết.
- Có thể gây phù gai thị và các biến chứng thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ cấp tính.
2: Tiền sản giật và sản giật:
- Tiền sản giật là một dạng bệnh lý co thắt mạch máu gây tăng huyết áp kèm theo rối loạn chức năng các cơ quan đích hoặc thoát protein niệu. Sản giật là biểu hiện của các cơn co giật ở bệnh nhân bị tiền sản giật.
- Biến chứng mắt của tiền sản giật và sản giật: Gồm mờ mắt, ám điểm, chứng sợ ánh sáng, rối loạn sắc giác, mất thị lực hai bên thoáng qua và mù vỏ não.
3: Mù vỏ não
Mất thị lực thường xảy ra trong bối cảnh khám mắt thông thường và phản ứng đồng tử còn.Biến chứng này có thể xảy ra cả trước và sau khi sinh và thường đi kèm với đau đầu, tăng phản xạ và liệt.
4: Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSC)
Bệnh nhân này thường có biểu hiện giảm thị lực, ám điểm trung tâm, đồng tử chậm phục hồi sau khi bị chiếu sáng , nhìn biến dạng và mất thị lực màu bão hòa.
5: Bệnh lý tắc mạch
Mang thai được biết đến là một trạng thái tăng đông máu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về mắt như tắc động mạch và tĩnh mạch võng mạc, trong đó tắc động mạch phổ biến hơn. Cả hai bệnh lý có thể xuất hiện dưới dạng mất thị lực một mắt, không đau nhức
6: Tăng áp lực nội sọ vô căn (IIH):
Gây đau đầu, phù gai thị, và các triệu chứng thị giác khác như chứng sợ sáng và ám điểm.
7: Bệnh lý hốc mắt
Bệnh Graves: Gây lồi mắt, mí mắt trợn và liệt cơ vận nhãn.
8: Khối u tuyến yên
Có thể gây chèn ép các dây thần kinh sọ, gây giảm thị lực và nhìn đôi.
9: Các biến chứng khác:
- Mù vỏ não: Xảy ra do co thắt mạch, dẫn đến mất máu và nhiễm độc tế bào.
- Hội chứng Sheehan: Do hoại tử tuyến yên, gây giảm thị lực và các khiếm khuyết thị giác khác.
- Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC): Có thể gây mắc cục máu đông trong hắc mạc.