Xây dựng quy trình khám lâm sàng tổng và chẩn đoán điều trị tại bệnh viện sẽ giúp bệnh viện thống nhất quy trình làm việc hiệu quả, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người bệnh cũng như nâng cao hiệu suất làm việc cho đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện. Đồng thời, với quy trình làm việc chuyên nghiệp cũng giúp đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế xây dựng được tác phong làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và tận tâm với khách hàng/người bệnh hơn.
Có thể bạn muốn biết:
Xây dựng quy trình thanh toán viện phí nhanh chóng cho khách hàng tại bệnh viện
Xây dựng quy trình khám lâm sàng, xét nghiệm tại bệnh viện – phòng khám
Hôm nay DIGIMEDICAL xin chia sẻ về quy trình khám lâm sàng tổng, chẩn đoán điều trị tại bệnh viện – phòng khám mà bạn có thể tham khảo.
Tìm hiểu về quy trình khám lâm sàng tổng, chẩn đoán điều trị
Quy trình khám lâm sàng tổng chính là quy trình kiểm tra tổng quát và đánh giá toàn diện tình trạng sức khoẻ của người bệnh qua những xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Khám lâm sàng tổng thường bao gồm kiểm tra thể chất cơ bản, xét nghiệm máu và nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh cùng với thăm dò chức năng, thậm chí có thêm khám các chuyên khoa.
Việc khám lâm sàng tổng với đầy đủ các hạng mục thăm khám sức khỏe sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm được các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, tìm hiểu rõ được rủi ro bệnh tật cũng như phản ánh tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Thông thường để đảm bảo sức khoẻ thì khách hàng/người bệnh cần thực hiện khám tổng quát định kỳ, từ đó giúp bác sĩ có thể đưa ra được phương án điều trị kịp thời, thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa và điều trị sớm tình trạng bệnh.
Có thể nói khám lâm sàng tổng chính là một phần quan trọng giúp khách hàng/người bệnh có thể duy trì được sức khoẻ tốt, có được cái nhìn tổng thể về tình trạng sức khoẻ của mình cũng như phát hiện sớm được các vấn đề về sức khỏe để điều trị kịp thời. Hầu hết các bệnh viện – phòng khám hiện nay cũng đã có những gói khám lâm sàng tổng dành riêng cho từng đối tượng khách hàng/người bệnh để có thể chăm sóc sức khỏe khách hàng tốt nhất.
Quy trình khám lâm sàng tổng, chẩn đoán điều trị tại bệnh viện – phòng khám
Nhằm tối ưu quy trình làm việc tốt nhất, bệnh viện – phòng khám cần xây dựng quy trình khám lâm sàng tổng thống nhất và chuyên nghiệp để giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cùng với trải nghiệm của khách hàng/người bệnh khi tới thăm khám và điều trị. Dưới đây là quy trình khám lâm sàng tổng cụ thể mà chúng ta có thể tìm hiểu:
Bước 1: Tiếp nhận khách hàng/ người bệnh
Khi tiếp nhận khách hàng/người bệnh bác sĩ cần phải có thái độ niềm nở và nhiệt tình chào hỏi người bệnh, nhanh chóng tiếp nhận phiếu đăng ký khám bệnh, sổ khám bệnh cùng các giấy tờ khác của người bệnh.
Bước 2: Thực hiện khám lâm sàng bước đầu
Khi thực hiện khám lâm sàng bước đầu, với trường hợp khách hàng/người bệnh đến tái khám thì bác sĩ cần thăm hỏi, kiểm tra lại kết quả chẩn đoán và chỉ định, đơn thuốc lần trước, thăm hỏi tình trạng sức khoẻ của khách hàng/người bệnh trong quá trình điều trị theo đơn lần trước. Cuối cùng bác sĩ tiến hành kiểm tra, thăm khám cho khách hàng/người bệnh.
Nhưng với khách hàng/người bệnh mới tới thăm khám lần đầu thì bác sĩ cần hỏi và tiếp nhận vấn đề và tình trạng sức khỏe của khách hàng/người bệnh, sau đó thực hiện kiểm tra, thăm khám cho khách hàng/người bệnh.
Bước 3: Chỉ định kê đơn – xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng
Khi đã hoàn tất khám lâm sàng bước đầu, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh bước đầu, tiến tới ghi chép thông tin cũng như giải thích với khách hàng/người bệnh về tình trạng bệnh của họ.
Với khách hàng/người bệnh có tình trạng bệnh nhẹ thì bác sĩ có thể thực hiện kê đơn thuốc nếu cần. Nhưng với khách hàng/người bệnh có tình trạng bệnh nặng và phức tạp, bác sĩ cần tiến hành chỉ định xét nghiệm/ chẩn đoán hình ảnh/ thăm dò chức năng (tùy tình trạng bệnh Bác sĩ chỉ định kết hợp 2 hoặc 3 chỉ định cận lâm sàng). Sau đó bác sĩ thực hiện in phiếu chỉ định cận lâm sàng cùng với phiếu thanh toán phí (đối với người bệnh/khách hàng có sử dụng dịch vụ).
Sau cùng bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh/khách hàng đến khu vực buồng chỉ định làm cận lâm sàng và quầy thanh toán.
Bước 4: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng/người bệnh
Ở bước làm này, bộ phận bác sĩ kỹ thuật viên của khoa xét nghiệm/thăm dò chức năng/chẩn đoán hình ảnh sẽ tiếp nhận phiếu chỉ định, sau đó chuẩn bị dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho làm cận lâm sàng.
Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên cũng cần hướng dẫn khách hàng/người bệnh chuẩn bị và phối hợp trong quá trình làm cận lâm sàng. Phát phiếu hẹn hoặc hướng dẫn khách hàng/người bệnh ngồi chờ tại khu vực chờ nhận kết quả.
Bước 5: Thực hiện cận lâm sàng
Bộ phận bác sĩ/kỹ thuật viên lúc này sẽ tiến hành thực hiện cận lâm sàng. Với bộ phận xét nghiệm thì bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, sau đó chuyển mẫu đến khu vực xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm mẫu. Khi có kết quả thì bác sĩ in kết quả xét nghiệm, ký và đóng dấu xác nhận.
Với bộ phận chẩn đoán hình ảnh/thăm dò chức năng thì bộ phận bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ thực hiện theo quy trình, kỹ thuật chuyên môn, sau đó in kết quả, hình ảnh, phim chụp (Nếu có) rồi ký và đóng dấu xác nhận.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ tập hợp, sắp xếp lại kết quả và thông báo cho khách hàng/người bệnh có tên đến nhận kết quả.
Bước 6: Chẩn đoán và chỉ định điều trị
Kết quả cận lâm sàng sau khi được đưa đến tay bộ phận bác sĩ thăm khám, bác sĩ sẽ tiếp nhận kết quả xét nghiệm/ chẩn đoán hình ảnh/ thăm dò chức năng, hình ảnh, phim chụp (nếu có) sau đó tiến hành chẩn đoán, kết luận và giải thích về tình trạng bệnh hiện tại và phác đồ điều trị hiệu quả.
Với khách hàng/người bệnh chỉ có tình trạng nhẹ thì bác sĩ chỉ cần thực hiện chỉ định kê đơn nếu cần thiết. Nhưng với khách hàng/người bệnh có tình trạng nặng thì bác sĩ cần thực hiện chỉ định làm các xét nghiệm cơ bản hoặc chẩn đoán hình ảnh phục vụ quá trình chẩn bệnh. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể thực hiện hội chẩn cùng với các chuyên khoa hoặc người có chuyên môn cao trong bệnh viện hoặc lưu khách hàng/người bệnh tiếp tục theo dõi và khám xét tiếp.
Bước 7: Ghi chẩn đoán, in đơn thuốc và phiếu thu/chỉ định nhập viện/chuyển viện
Khi đã hoàn tất chẩn đoán và điều trị bệnh, bác sĩ cần ghi lại chẩn đoán bệnh, nhập liệu vào Sổ khám bệnh và phần mềm kết quả chẩn đoán, phác đồ điều trị .
Với khách hàng/người bệnh điều trị ngoại trú và cần kê đơn thì bác sĩ phải nhập thông tin khách hàng/người bệnh và thực hiện kê đơn , sau đó in đơn thuốc và phiếu thanh toán chi phí khám bệnh (KH/NB sử dụng BHYT). Đồng thời, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc và dặn dò những điều cần lưu ý, kỹ xác nhận và đóng dấu sau đó gửi trả hồ sơ cho khách hàng/người bệnh. Bác sĩ cũng cần hẹn thời gian người bệnh tới tái khám và nhắc nhở khách hàng/người bệnh khi có dấu hiệu khác thường cần quay lại ngay bệnh viện để tái khám.
Với khách hàng/người bệnh cần nhập viện để điều trị nội trú thì bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện điều trị nội trú, sau đó ký xác nhận hồ sơ bệnh án và đóng dấu. Bộ phận điều dưỡng hành chính lúc này sẽ hướng dẫn và đưa khách hàng/người bệnh vào khoa điều trị nội trú, bàn giao lại hồ sơ bệnh án của khách hàng/người bệnh cho điều dưỡng hành chính khoa sau đó ký nhận vào sổ bàn giao khách hàng/người bệnh.
Với trường hợp khách hàng/người bệnh cần chuyển viện thì bác sĩ sẽ chỉ định chuyển viện đối với một số trường hợp đặc biệt hoặc theo nhu cầu của khách hàng/người bệnh. Sau đó bác sĩ ký xác nhận hồ sơ bệnh án và đóng dấu. Bộ phận chăm sóc khách hàng lúc này cũng sẽ hỗ trợ hoàn tất các thủ tục chuyển viên, thực hiện xin chữ ký Lãnh đạo bệnh viện và đóng dấu rồi mới gửi trả hồ sơ cho khách hàng/người bệnh.
Bước 8: Tiễn khách hàng/người bệnh
Sau khi hoàn tất thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh đến khu vực thanh toán viện phí/ cấp phát thuốc, cuối cùng mỉm cười chào tạm biệt khách hàng/người bệnh và ấn số thứ tự tiếp theo.
Để được tư vấn kỹ hơn về các quy trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện – phòng khám, bạn có thể liên hệ tới DIGIMEDICAL để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.
DIGIMEDICAL là đơn vị cung cấp giải pháp Truyền thông và Marketing cho Y tế, được thực hiện bởi những người làm Y tế giúp các phòng khám, bệnh viện tăng cường lan tỏa thương hiệu tới khách hàng, tạo sự kết hợp hài hòa giữa truyền thông thương hiệu, marketing bệnh viện – phòng khám.
GIẢI PHÁP TƯ VẤN VẬN HÀNH VÀ MARKETING Y TẾ TẠI DIGIMEDICAL CÓ:
- Tư vấn chiến lược phát triển thương hiệu và digital marketing cho phòng khám, hướng tới sự phát triển bền vững
- Triển khai truyền thông quảng cáo đa kênh như facebook, google, zalo, tiktok,…
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu hội đồng bác sĩ chuyên môn trên các nền tảng
- Quay dựng video tvc giới thiệu phòng khám, quảng cáo dịch vụ, video phỏng vấn khách hàng
- Thiết kế và đồng triển khai các trương trình offline cùng phòng khám như: thiết kế tờ rơi, băng rôn, cờ phướn, banner quảng cáo tại phòng khám, thu voice phát thanh.
- Setup phòng marketing inhouse tối giản, hiệu quả cho phòng khám hướng đến mục tiêu phòng khám chủ động được các chiến dịch truyền thông.
- Đào tạo nghiệp vụ marketing và chăm sóc khách hàng cho đội ngũ điều dưỡng, lễ tân
- Tư vấn xây dựng mô hình vận hành chuỗi phòng khám: Sơ đồ tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ, quy trình tiếp đón khám chữa bệnh và chăm sóc khách hàng